Yoga hẳn không còn lạ với mọi người. Có thể bạn quen thuộc với các tư thế, các kỹ thuật của yoganhưng bạn đã bao giờ tự hỏi “Nguồn gốc của Yoga là gì? Hày cùng mình tìm hiểu qua về nguồn gốc của yoga và lịch sử yoga với 3 giai đoạn tiêu biểu nhé.

Giai đoạn: Vệ Đà (Vedic) và Tiền Cổ Đại (Pre-Classical)

Các tác giả khác nhau chỉ ra những thời điểm khác nhau về thời gian ra đời của Yoga. Các bức chạm khắc trên đá mô tả các nhân vật trong tư thế yoga đã được tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ ở Thung lũng Indus có niên đại từ 5.000 năm trở lên.

Một điều mà hầu hết các tác giả đều đồng ý là Yoga xuất phát từ nền văn minh Indo-Sarasvati và những bộ kinh của Vedas và Upanishad.

Nền văn minh Indo-Sarasvati cũng thường được gọi là ‘Aryans’, có nguồn gốc từ năm 6500 trước kỷ nguyên (TCN). Nền văn minh Indo-Sarasvati được cho là có thể là nền văn minh lâu đời nhất.

Như đã nhấn mạnh trước đó, Yoga trong thời cổ đại là một truyền thống truyền miệng. Vì vậy, khó có bằng chứng bằng văn bản. Nguồn bằng chứng đầu tiên bằng văn bản bắt nguồn từ Nền văn minh Thung lũng Indus (3300-1800 TCN).

Nhiều văn bản được tạo ra vào thời điểm này ám chỉ những câu chuyện và đặc trưng từ vài nghìn năm trước thời kỳ này. Nền văn minh Thung lũng Indus nằm ở Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan ngày nay. Đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất được biết đến tồn tại trên bờ sông Indus.

Nằm ngay giữa con đường tơ lụa cổ đại, một con đường thương mại khổng lồ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Nền văn minh này rất thịnh vượng, giải phóng nhiều người khỏi việc phải dành nhiều thời gian đáp ứng và chăm sóc các nhu cầu cơ bản. Kết quả là văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, kiến trúc, triết học và thực hành tâm linh đã phát triển và lan rộng. Nền văn minh trở thành tâm điểm cho những ý tưởng mới, trường phái tư tưởng và thực hành tâm linh.

Giai đoạn: Cổ đại (Classical)

Đối với nửa sau của nền Văn minh, sự giàu có gia tăng cũng làm phát sinh quyền lực và thứ bậc trong xã hội. Trong thời gian này, nhiều thực hành đã trở thành nghi lễ. Cùng mới việc tăng cường nhấn mạnh vào nghi lễ, chế độ đẳng cấp cũng đã được thể chế hóa

4 giai cấp này bao gồm: Brahmin, Kshatriya, Vaishya, và Shudra. Ban đầu chỉ đơn giản là các thuật ngữ ngôn ngữ được sử dụng để mô tả một định hướng cụ thể trong một cá nhân.

Ví dụ, Brahmin được sử dụng để mô tả một người “Hướng về tâm linh”, trong khi Kshatriya được sử dụng để mô tả một người nào đó là nhà lãnh đạo hoặc “Định hướng về chính trị”. Vaishya được sử dụng để mô tả một người nào đó là một doanh nhân hoặc “Định hướng về vật chất / kinh doanh”. Shudra được sử dụng để mô tả một người làm việc cho người khác / không có tổ chức quản lý cá nhân.

Các thuật ngữ này ban đầu không được gắn với dòng dõi hoặc huyết thống. Vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, trong thời kỳ kết thúc của nền văn minh, những ranh giới này trở thành sự kết nối liên quan tới huyết thống. Vì vậy nếu bạn sinh ra là một Brahmin, bạn sẽ là một Brahmin bất kể bạn có điều hành doanh nghiệp, tham gia chính trị hay làm ruộng cho người khác.

Trong thời kỳ cổ điển, bài thuyết trình có hệ thống đầu tiên về yoga đã được đưa vào Yoga Sutras của Patanjali. Tác giả, Patanjali, được cho là đã tổng hợp tất cả những kiến thức sẵn có về việc đạt được giác ngộ (Samadhi) vào thời điểm đó và ông đã cấu trúc nó một cách rất có hệ thống.

Patanjali thường được coi là cha đẻ của yoga và các bộ Yoga Stras của ông vẫn còn mang tới ảnh hưởng mạnh mẽ trong tất cả các phong cách yoga hiện đại. Nói chung, Yoga Sutras dạy chúng ta rằng có những nỗi đau và khổ đau trong cuộc sống cần phải tránh (heya), rằng nỗi đau và sự đau khổ này có nguyên nhân (heyahetu), rằng việc loại bỏ nỗi đau là có thể (hana), và cuối cùng là có những cách để xóa bỏ những đau đớn và khổ sở đó (hanopaya).

Đối với những bạn đang học Phật pháp, điều này nghe có vẻ rất quen thuộc và sẽ khiến bạn nhớ đến ‘Tứ Diệu Đế’. Điều này hợp lý vì bản kinh này được cho là được viết cùng lúc với khi Đức Phật còn sống. Rất có thể Patanjali và Đức Phật đã được giảng dạy bởi cùng một dòng truyền thừa của các đạo sư trên dãy Himalaya Ấn Độ.

Giai đoạn: Sau Cổ đại (Post-Classical)

Các rishis, yogis và pandits (thầy tu) chủ yếu thực hành theo tôn giáo Vệ Đà cổ đại của Ấn Độ, chú trọng nhiều đến các nghi lễ. Tuy nhiên, ‘những người tìm kiếm tâm linh’ muốn có một trải nghiệm trực tiếp chứ không phải một nghi lễ tượng trưng.

Như một kết quả của mong muốn này, trong thời kỳ Sau cổ đại, các bài thực hành đã xuất hiện giúp trẻ hóa cả cơ thể và cuộc sống, đặt nền tảng cho ‘Tantra Yoga’.

Điều này chứa đựng một truyền thống với các kỹ thuật khác nhau nhằm sạch cơ thể và tâm trí. Tính đến mối quan hệ giữa cơ thể và tâm trí, các yogis đã đưa ra một phương pháp duy nhất để duy trì sự cân bằng này, thay vì bỏ qua cơ thể (như điển hình trong các giai đoạn trước).

Phương pháp này kết hợp tất cả các tư thế với các kỹ thuật thở và thiền định khác nhau để đảm bảo cả sự an yên và sức khỏe thể chất.

Cảm hứng được tìm thấy trong tự nhiên và nhiều thực hành đã được ‘nhận ra’ có thể đạt được từ những liên kết của thế giới khi vẫn sống trong đó.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải trải nghiệm những giới hạn của thể chất và tinh thần con người. Sau đó, yoga tantra cung cấp các bài tập để vượt qua chúng và mở ra các cảnh giới cao hơn của thực tại.

Theo các yogis, hạnh phúc, giải thoát và giác ngộ thực sự đến từ sự kết hợp của ý thức vạn vật và bản ngã (ý thức cá nhân).

Nguồn: Tham Khảo

Leave a comment