1. Bandha là gì?

‘Bandha’ trong tiếng Phạn có nghĩa là ‘khóa’. Mục đích của bandha là tạm thời ‘khóa’ dòng năng lượng vào và đến một bộ phận cụ thể của cơ thể. Khi những ‘khóa’ này được giải phóng, nguồn năng lượng sẽ được chảy mạnh hơn trong cơ thể. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ hơn sức khỏe toàn diện.

Ở góc độ vật lý, một bandha được tạo ra khi một cơ vòng và các cơ cụ thể liên quan đến nó co siết lại. Cơ vòng là một cơ hình vòng trong cơ thể có chức năng giãn ra hoặc siết chặt. Hành động này nhằm mục đích mở hoặc đóng sự đi qua của nguồn năng lượng trong cơ thể.

Về mặt lý thuyết, khi bạn mở khóa bandha, nó sẽ giúp thúc đẩy lưu thông, tăng lưu lượng máu, tẩy các tế bào chết, đồng thời làm trẻ hóa và tăng cường sức mạnh cho các cơ quan trong khu vực được nhắm mục tiêu. Ở một vài ý kiến cũng ghi nhận bandhas với việc cải thiện khả năng tập trung tại một điểm và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, trao đổi chất, nội tiết tố và tình dục.

Có sáu cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. Ba trong số sáu cơ vòng này có sự liên quan chặt chẽ tới các khóa bandhas:

  1. Cơ thắt hậu môn để khóa Mula Bandha
  2. Cơ vòng Oddi để khóa Uddiyana Bandha
  3. Cơ vòng thực quản để khóa Jalandhara Bandha

Sự kết hợp cùng lúc của ba khóa bandhas riêng lẻ này sẽ tạo thành bandha thứ tư, Maha Bandha

2. Lợi ích của các bandha

2.1 Về mặt vật lý

Khi các bandhas được khóa, chúng sẽ kích hoạt các mô cơ và kích thích các cơ quan nội tạng cũng như các tuyến tại khu vực tương ứng. Ví dụ, việc áp dụng khóa Mula Bandha sẽ giúp kích hoạt các cơ sàn chậu. Điều đó giúp làm khỏe và cải thiện chức năng của cơ sàng chậu.

Một nghiên cứu khoa học thực hiện vào năm 2017 với 50 phụ nữ có triệu chứng bị sa cơ sàng chậu nhẹ, đã chỉ ra rằng việc thực hành Mula Bandha thường xuyên trong thời gian khoảng tối thiểu ba tháng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân này.

2.2 Về mặt năng lượng

Về mặt năng lượng, Bandhas giúp kích thích các luân xa bằng cách khóa năng lượng xung quanh chúng. Khi các luân xa được kích thích bằng cách sử dụng bandhas, prana lưu thông hiệu quả hơn khắp cơ thể dẫn đến sức sống thể chất và tinh thần được cải thiện.

Nhưng điều đầu tiên trước tiên: Để hiểu tác dụng của bandhas, điều cần thiết là phải hiểu năm prana chính.

3. Tìm hiểu 4 loại Bandhas chính

3.1 Mula Bandha – Khóa Gốc (Root Lock)

Có thể bạn cũng từng nghe thấy Bandha này với tên gọi là khóa gốc. Khóa Mula bandha tập trung vào Luân xa Muladhara. Để khóa Mula bandha, chúng ta cần siết cơ sàng chậu vào trong và nâng nhẹ hướng lên trên (có thể sẽ dễ hiểu hơn cho bạn với cách gọi cơ hậu môn). Đối với nam giới, đây là khu vực giữa tinh hoàn và hậu môn. Đối với phụ nữ, nó liên quan đến các cơ sàn chậu phía sau cổ tử cung.

Mula Bandha – Khóa Gốc (Root Lock)

Mula bandha giúp làm khỏe vụng cơ sàng chậu của bạn, giúp hướng dòng năng lượng đến khu vực xương chậu, để kích thích và làm giảm tắc nghẽn các cơ vùng chậu và cơ quan niệu sinh dục. Mula Bandha cũng giúp làm dịu và thư giãn tâm trí. Về mặt yoga, nó giúp kích hoạt và thanh lọc Luân xa Muladhara và đánh thức nhận thức của Kundalini Shakti.

3.2 Uddiyana Bandha – Khóa Bụng (Abdominal Lock)

Uddiyana bandha liên quan đến việc nâng cơ hoành. Để thực hiện khóa bandha này, bạn cần đứng và dang rộng hai chân cách nhau khoảng cách bằng vai. Sau đó cúi người về phía trước, giữ thẳng lưng và đặt hai tay lên đầu gối hoặc cẳng chân, tùy thuộc vào độ linh hoạt của bạn. Giữ vị trí này, hít vào một hơi sâu sau đó siết bụng và thở hết toàn bộ hơi ra ngoài. Vẫn bụng siết, bạn sẽ giả vờ như hít vào mà không hít vào không khí. Khi đó xương sườn của bạn phải nhô ra trên cơ bụng và bạn sẽ cảm thấy thành bụng cũng như các cơ quan nội tạng của mình đẩy lên và ra sau về phía lưng. Giữ khóa càng lâu càng tốt, sau đó thả ra và hít một hơi thật sâu bằng mũi.

Uddiyana Bandha – Khóa Bụng (Abdominal Lock)

Uddiyana bandha giúp kích hoạt Luân xa Manipura và mạng lưới các dây thần kinh tại khu vực ổ bụng, từ đó giúp kích thích hoạt động của ruột và hỗ trợ giảm bớt chứng táo bón. Nó cũng hoạt động như một chất kích thích tuyến tụy và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Uddiyana Banda cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của một người và cân bằng tâm trí đồng thời xoa dịu mọi sự cáu kỉnh, tức giận và trầm cảm.

3.3 Jalandhara Bandha – Khóa Cổ họng (Throat Lock)

Còn được gọi là khóa cổ họng, bandha này ức chế dòng Prana thông qua các kênh ở vùng cổ. Chúng ta có thể kết hợp khóa Jalandhara với các khóa khác nhằm mục đích thư giãn và giảm căng thẳng. Để kích hoạt khóa cổ họng, hãy ngồi khoanh chân với lưng thẳng. Ấn nhẹ lòng bàn tay vào đầu gối, duỗi thẳng khuỷu tay và hít vào bằng mũi, sau đó kéo cằm về phía cổ.

Jalandhara Bandha – Khóa Cổ họng (Throat Lock)

Trong thực hành yoga, bạn có thể nhận thấy khóa Jalandhara được kích hoạt khi ở trong Tư thể Đứng trên vai (Sarvangasana) hoặc Tư thế Cái cày ( Halasana)

3.4. Maha Bandha – Khóa Tổng (Great Lock)

Maha bandha hoạt động khi bạn kích hoạt đồng thời cả ba khóa được đề cập bên trên. Để bắt đầu, thực hiện đầu tiên với khóa Jalandhara Banda (tập trung vào Luân xa Cổ họng -Vishuddhi Chakra), sau đó khóa tiếp tới Uddiyana bandha (tập trung vào Luân xa Mặt trời – Manipura Chakra) và cuối cùng tới khóa Mula Bandha (tập trung vào Luân xa gốc – Muladhara Chakra). Và để mở khóa, chúng ta sẽ giải phóng từ từ từng bandha theo thứ tự ngược lại với khi bắt đầu

Maha Bandha – Khóa Tổng (Great Lock)

Ở góc nhìn cơ thể vật lý, Maha Bandha giúp tăng cường hệ thống thần kinh tự chủ, điều hòa các tuyến nội tiết trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến tụy, giúp tăng sức mạnh cơ lõi, làm săn chắc các cơ quan nội tạng và cải thiện chức năng đường ruột, thúc đẩy khả năng miễn dịch và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể. Mặc dù lúc đầu việc thực hiện có thể không thoải mái, nhưng khi thực hành thường xuyên, việc kích hoạt khóa Maha Bandha sẽ giúp chúng ta tăng đáng kể khả năng kéo dài hơi thở.

4. Khi nào bạn nên tránh vận dụng khóa bandha

Mặc dù việc sử dụng các bandhas rất có lợi nhưng trong một số trường hợp, các bandhas có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hoặc bệnh tật của bạn. Bạn không nên cố gắng áp dụng các bandhas nếu đang ở trong những trường hợp sau:

  • Khi đang mang thai
  • Bị rối loạn huyết áp
  • Có bất kỳ loại bệnh nào quanh khu vực bụng
  • Khi bạn bị rối loạn đường ruột hoặc thoát vị đã đệm
  • Có bất kỳ bệnh liên quan tới tim
  • Có dấu hiệu lo lắng hoặc hoảng loạn

Leave a comment