Trong thế giới có nhịp độ nhanh mà chúng ta đang sống, việc tìm kiếm những khoảnh khắc tĩnh lặng và tươi sáng nhẹ nhàng dần trở thành một thách thức. Thiền định đang dần được quan tâm phổ biến hơn với mong muốn tìm về sự bình an. Thiền Vipassana là một phương pháp thiền cổ và đang dần được con người hiện đại tìm về. Cùng mình tìm hiểu thêm về phương pháp thực hành này trong bài viết dưới nhé!

1. Thiền Vipassana là gì?

Thiền Vipassana là một phương pháp thực hành uyên thâm và cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng hơn 2.500 năm trước. Từ “vipassana” có nguồn gốc từ tiếng Pali, hay tiến Phạn, một ngôn ngữ cổ. Từ Vipassanā bao gồm hai phần: Vi, có nghĩa là ‘rõ ràng’, và passanā, có nghĩa là ‘thấy’, cũng với nhau Vipassana được dịch là “cái nhìn rõ ràng” hoặc “cái nhìn sâu sắc”. Đây là một hình thức thiền định tập trung vào việc trau dồi và nâng cao khả năng tự nhận thức và hiểu biết sâu sắc về bản chất của thực tại. Cuối cùng dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc về tâm trí và trải nghiệm con người bên trong minh.

Mặc dù Vipassana được tạo ta bởi Đức Phật, nhưng toàn bộ quá trình thực hành không hề liên quan tới vấn đề tôn giáo. Thiền Vipassana cũng không liên quan gì đến việc phát triển các năng lực siêu nhiên, thần bí hay đặc biệt. Đây là một quá trình giúp thanh lọc, loại bỏ những điều tiêu cực, phức tạp, nút thắt và thói quen đã che mờ ý thức thuần khiết ban sơ của chúng ta,  những tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, sự chấp nhận.

2. Nguồn gốc của Vipassana

Vipassana là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất của Ấn Độ. Nó đã được Đức Phật Gotama khám phá lại cách đây khoảng 2500 năm, và là tinh túy của những gì Ngài đã thực hành và giảng dạy trong suốt 45 năm hoằng pháp của Ngài. Vào thời của Đức Phật, một số lượng lớn người dân ở miền bắc Ấn Độ đã được giải thoát khỏi những ràng buộc của đau khổ bằng cách thực hành Vipassana, cho phép họ đạt được những thành tựu cao trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Theo thời gian, kỹ thuật này đã lan sang các nước láng giềng như Myanmar (Miến Điện), Sri Lanka, Thái Lan và những nước khác, nơi nó mang tới  tác dụng tuyệt vời tương tự.

Năm thế kỷ sau Đức Phật, di sản Vipassana đã dần biến mất khỏi Ấn Độ. Sự thuần khiết của giáo lý cũng bị mất đi ở những nơi khác. Tuy nhiên, ở đất nước Myanmar, nó đã được bảo tồn bởi một nhóm thé hệ  những người thầy tận tụy. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, hơn hai nghìn năm, những người kế thừa tận tụy này đã truyền kỹ thuật này với sự tinh khiết nguyên sơ nhất của nó. Thượng tọa Ledi Sayadaw đã giới thiệu lại kỹ thuật thiền Vipassana cho những người quy y, khi mà trước đây kĩ thuật này chỉ có các nhà sư mới có thể tiếp cận được. Ngài dạy Saya Thetgyi, một cư sĩ, người sau đó dạy Sayagyi U Ba Khin.

Trong thời đại hiện nay, Vipassana đã được Ngài S. N. Goenka giới thiệu lại cho Ấn Độ cũng như cho công dân của hơn 80 quốc gia khác. Ông được Sayagyi U Ba Khin, vị thầy Vipassana nổi tiếng người Miến Điện, ủy quyền giảng dạy Vipassana. Trước khi qua đời vào năm 1971, Sayagyi đã có thể nhìn thấy một trong những giấc mơ ấp ủ nhất của mình được thực hiện. Ông rất mong muốn Vipassana nên quay trở lại Ấn Độ, vùng đất khởi nguồn của nó. Ông cảm thấy rằng nó sẽ lan rộng khắp thế giới từ Ấn Độ, vì lợi ích của toàn nhân loại.

Bạn có thể tìm kiếm những khóa thiền do thầy S.N Goenka giới thiệu giảng dạy tại đây

Còn đây là khóa thiền với sư thầy Tuệ Từ mình hay tham dự để bạn tham khảo thêm.

Nếu bạn chưa thực hành Vipassana trước đây, mình nghĩ rằng, thay vì tự thực hành, bạn hãy dành thời gian cho 1 khóa thiền 10 ngày để nhận được những lợi ích của nó. Sau khi kết thúc bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tự thực hành tại nhà

3. Lợi ích của Thiền Vipassana

Mặc dù có một số nghiên cứu về lợi ích của Vipassana đối với sức khỏe và tinh thần, nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi như các loại thiền khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Vipassana mang lại những lợi ích sau:

3.1 Giảm căng thẳng

Vipassana, giống như các kỹ thuật thiền định khác, có thể làm giảm phản ứng của chúng ta đối với trạng thái căng thẳng.

Trong một nghiên cứu năm 2014, những người thực hiện đã tham gia một khóa thiền Vipassana. Một cuộc theo dõi kéo dài 6 tháng cho thấy những người này có mức độ căng thẳng thấp hơn so với những người không tham gia khóa học.

Theo nghiên cứu này, những người tham gia thiền Vipassana cũng cảm nhận được sự tăng thêm của

  • Chánh niệm , tỉnh thức ( Mindfulness)
  • Lòng tốt, từ bi đối với bản thân (Self-kindness)
  • Cảm giác hạnh phúc nội tại (Well-being)

Một cuộc nghiên cứu nhỏ vào năm 2001 cũng cho thấy những kết quả tương tự sau 10 ngày tham giá khóa thiền Vipassana.

3.2 Giảm lo lắng

Ngoài việc giảm bớt căng thẳng, thiền Vipassana cũng có thể giúp giảm bớt lo lắng.

Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2019, 14 người tham gia đã hoàn thành khóa đào tạo thiền chánh niệm kéo dài 40 ngày bao gồm Vipassana. Mức độ lo lắng và trầm cảm của họ thấp hơn sau khóa đào tạo.

Theo một đánh giá năm 2013, các chương trình về chánh niệm, bao gồm thiền Vipassana, có thể giúp thay đổi các phần não liên quan đến các cảm giác lo lắng.

3.3 Cải thiện sức khỏe tinh thần

Tác dụng giảm căng thẳng của Vipassana giúp cải thiện các khía cạnh khác của sức khỏe tinh thần.

Một nghiên cứu năm 2013 trên 36 cá nhân sau khi hoàn thành khóa thiền Vipassana 10 ngày cho thấy sức khỏe tinh thần của họ tăng lên đáng kể

Trong một nghiên cứu năm 2018 với 520 cá nhân, những người thực hành Vipassana đã báo cáo họ có mức độ gia tăng cao hơn về:

  • Chấp nhận bản thân (Self-acceptance)
  • Năng lực diễn đạt (Comprtence)
  • Sự kết nối và phát triển (Engagement & Growth)
  • Các mối quan hệ tích cực (Relationships)

3.4 Thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ

Thực hành thiền định, bao gồm cả thiền Vipassana, có thể giúp tăng tính linh hoạt của não bộ.

Tính linh hoạt của não đề cập đến khả năng não của bạn tự tái cấu trúc khi nó nhận ra nhu cầu thay đổi. Nói cách khác, bộ não của bạn có thể tạo ra những lỗi suy nghĩ mới để cải thiện chức năng tinh thần và hạnh phúc trong suốt cuộc đời của bạn.

Ví dụ của chính bản thân mình, trước đây mình không thích mưa, nếu không muốn nói là ghét, mình cũng có một nỗi ám ảnh nhỏ đối với mưa. Tuy nhiên, sau khi tham gia thiền Vipassana, một ngày nọ mình nhận ra suy nghĩ của mình về mưa thay đổi. Mình nhận ra (một điều đáng ra rất hiển nhiên mà mình vẫn luôn biết) rằng mưa là một hiện tượng mình không thể can thiệp, vậy tại sao mình lại để tâm trang của mình bị ảnh hưởng xấu bởi một thứ không phải do mình, và mình cũng không thể can thiệp/thay đổi. Từ đó mình không còn ghét mưa, mỗi khi trời mưa, mình trở nên bình thản.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cũng cho thấy rằng thực hành Vipassana thường xuyên có thể giúp thúc đẩy tính linh hoạt của não. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này bằng cách sử dụng phương pháp quét hình ảnh thần kinh để kiểm tra mạng lưới não bộ của những người thực hành Vipassana.

3.5 Hỗ trợ cai nghiện

Một nghiên cứu cũ hơn vào năm 2006 cho thấy rằng thiền Vipassana có thể mang lại lợi ích cho những người lạm dụng chất kích thích. Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này có thể là một phương pháp thay thế cho các phương pháp điều trị nghiện thông thường.

Theo một đánh giá năm 2018, các chương trình đào tạo dựa trên chánh niệm bao gồm Vipassana có thể giúp cải thiện khả năng tự kiểm soát thói quen, khả năng ra quyết định và sự ức chế phản ứng, đây là những khả năng rất quan trọng để giảm việc sử dụng chất kích thích và duy trì quá trình cai nghiện.

4. Đặc điểm của một khóa Thiền Vipassana

Để học Vipassana, chúng ta cần phải tham gia một khóa thiền tối thiểu 10 ngày dưới sự hướng dẫn của một người thầy có trình độ. Các khóa thiền được thực hiện tại các Trung tâm Vipassana chính quy được thành lập và các trung tâm, thiền viện không chính quy khác.

Trong toàn bộ thời gian của khóa tu, thiền sinh ở trong địa điểm của khóa học, không có bất cứ liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày bắt đầu lúc 4:30 sáng và tiếp tục cho đến 9:00 tối, với mục tiêu thiền sinh dành ít nhất mười giờ thực hành (có nghỉ ngơi).

Thiền sinh không dùng điện thoại, không đọc, không viết, và được yêu cầu tạm dừng các thực hành tôn giáo hoặc các kỷ luật khác. Trong suốt khóa học, những người tham gia tuân theo Quy tắc kỷ luật được quy định.

Họ cũng tuân theo sự im lặng cao quý bằng cách không giao tiếp với các thiền sinh khác; tuy nhiên, họ có thể tự do thảo luận các vấn đề về thiền định với thầy hướng dẫn và các vẫn đề liên quan tới sinh hoạt với ban tổ chức

Các khóa thiền Vipassana thường không có bất kỳ khoản phí nào. Đối với chi phí ăn ở, và các chi phí nhỏ khác, những chi phí này được đáp ứng bằng sự đóng góp tự nguyện của các thiền sinh của các khóa học trước, những người đã trải nghiệm những lợi lạc của Vipassana và họ muốn cho người khác cơ hội trải nghiệm điều tương tự. Sau khi hoàn thành một khóa thiền, nếu bạn cảm thấy được lợi ích từ khóa học đó và muốn lan tỏa lợi ích từ việc thực hành Vipassana, bạn đó có thể quyên góp cho ban tổ chức/ thiền viện để tổ chức tiếp tục các khóa học trong tương lai.

5. Hành trình của một khóa Thiền Vipassana

Quá trình thực hành thiền thường có ba bước:

Bước 1: Đầu tiên, học sinh thực hành sila (Đạo đức) – tránh những hành động gây hại. Họ thực hiện giữ năm giới luật đạo đức, bao gồm: sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng rượu bia và chất kích thích. Việc tuân thủ những giới luật này cho phép các cư sĩ có cái tâm đủ bình tĩnh để tập trung hơn trong các bước tiếp theo của hành thiền

Bước 2: Trong 1-4 ngày đầu tiên, cư sĩ thực hành thiền Anapana, tập trung chú ý quan sát hơi thở vào-ra. Thực hành này giúp phát triển sự tập trung và giành quyền kiểm soát tâm trí vốn hay phóng dật của chúng ta. Đây là hai bước cần thiết tiên quyết để có thể hướng tới thực hành bước thứ 3

để sống một cuộc đời lành mạnh và phát triển khả năng kiểm soát tâm trí, thực hiện bước thứ ba: thanh lọc tâm trí khỏi những bất tịnh tinh thần tiềm ẩn.

Bước 3: Từ ngày thứ 4 hoặc thứ 5 trở đi, các cư sĩ sẽ bắt đầu thực hành Thiền Vipassana, tập trung sự chú ý vào quan sát toàn bộ các cảm giác có trên thân khi vẫn đang ý thức được hơi thở. Từ đó bạn có thể qua sát được các các cảm giác của tinh thần (vui,buồn, tức giận,..) khi ý thức được các cảm giác đang có trên cơ thể. Thiền sinh phát triển nhận thức và sự bình tĩnh đối với các trải nghiệm cảm giác khác nhau trên  cơ thể, từ đó ý thức được cảm xúc tinh thần của mình với cái nhìn rõ ràng của tuệ giác (Vipassana).

Các thiền sinh sẽ được hướng dẫn thiền định một cách có hệ thống nhiều lần trong ngày. Sự im lặng được thực hiện hoàn toàn trong chín ngày đầu tiên. Vào ngày thứ mười, học sinh có thể bắt đầu nói, bắt đầu trở lại lối sống hướng ngoại thường nhật. Khóa thiền kết thúc vào ngày thứ mười. Khóa tu khép lại với việc thực hành metta-bhavana (Thiền Tâm từ – lòng từ bi hay thiện ý đối với tất cả mọi thứ xung quanh

Chắc chắn đây không phải là một khóa thiền đơn giản, bạn sẽ cần vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể đi được tới ngày cuối cùng, Tuy nhiên, mình chắc chắn rằng, khi bạn kết thúc 10 ngày này, cả thế giới trong bạn sẽ thay đổi.

Thương,

Chi

Leave a comment