1. Luân xa là gì?

Luân xa là những trung tâm năng lượng của cơ thể. Chúng nằm trong phần linh hồn, dọc theo cột sống, bắt đầu từ chân và chạy dần lên đỉnh đầu. Linh hồn cũng được gọi là cơ thể năng lượng, cư trú bên trong cơ thể vật lý của chúng ta. Mỗi bộ phận cơ thể vật lý có một bộ phận cơ thể tương ứng. Linh hồn không thể được nhìn thấy hoặc chạm vào. Đây cũng là một lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy luân xa.

Các luân xa tỏa ra một màu sắc và năng lượng cụ thể. Mỗi cái đồng nhất với một tuyến trong cơ thể vật lý. Mỗi luân xa đều liên quan đến các khía cạnh tinh thần, cảm xúc, tâm lý và thể chất cụ thể của chúng ta. Do vậy, người ta tin rằng sự tắc nghẽn hoặc trục trặc của chúng có thể dẫn đến các rối loạn về thể chất, tâm lý và cảm xúc. Sự nhận thức một cách có ý thức và cân bằng các trung tâm năng lượng này sẽ giúp mang lại hạnh phúc và một sức khỏe tốt.

Những điều được đề cập trên được kết nối với mục đích của Yoga. Thông qua thực hành asana, Yoga tìm cách kích thích và cân bằng các luân xa hoặc trung tâm năng lượng này trong cơ thể. Cùng mình tiếp tục để tìm hiểu thêm về 7 luân xa chính, biểu tượng, thuộc tính, tác dụng và kỹ thuật cân bằng của chúng dưới đây nhé!

2. Có bao nhiêu luân xa trong cơ thể người?

Thực ra, cơ thể chúng ra có tới 114 luân xa. Trong đó có 7 luân xa chính hay được nhắc tới nhất. Một rung động cụ thể, màu sắc, biểu tượng và âm thanh được liên kết với 7 luân xa chính này. Tùy thuộc vào việc các trung tâm năng lượng này khỏe mạnh hay bị tắc nghẽn, bạn có thể trải nghiệm, sự ảnh hưởng khác nhau về sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của mình.

07 luân xa chính trong cơ thể chúng ta bao gồm:

  1. Muladhara Chakra – Luân xa Gốc (Root Chakra)
  2. Svadhishthana Chakra – Luân xa Xương cùng (Sacral Chakra)
  3. Manipura Chakra – Luân xa Mặt trời (Solar Plexus Chakra)
  4. Anahata Chakra – Luân xa Trái tim (Heart Chakra)
  5. Vishuddha Chakra – Luân xa Cổ họng (Throat Chakra)
  6. Ajna Chakra – Luân xa Con mắt thứ 3 (Third Eye Chakra)
  7. Sahastrara Chakra –Luân xa Đỉnh đầu (Crown Chakra )

3. Kí hiệu và chức năng chính của 7 luân xa.

3.1 Muladhara Chakra – Luân xa Gốc (Root Chakra)

Luân xa Gốc – Muladhara Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng Luân xa Gốc là một bông hoa sen 4 cánh, bên trong có một hình vuông và một hình tam giác hướng xuống dưới. Mỗi yếu tố được cho là đại diện cho 4 khía cạnh của tâm trí con người, hợp nhất để tạo thành sự ra đời của ý thức con người.

Màu sắc: Đỏ

Nguyên tố tượng trưng: Đất

Vị trí: Luân xa Gốc nằm ở đáy cột sống, giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Nó được đặc trưng bởi những cảm xúc sinh tồn, ổn định, tham vọng và tự cung tự cấp.

Dấu hiệu khi Luân xa Gốc bị mất cân bằng: Khi luân xa này mất cân bằng, chúng ta sẽ có cảm giác không ổn định, hay lo lắng, không có nền tảng, thiếu tham vọng, thiếu mục đích sống, hay có cảm giác sợ hãi, bất an và thất vọng.

Dấu hiệu của Luân xa Gốc cân bằng: Khi Luân xa Gốc cân bằng, những cảm xúc này được thay thế bằng những cảm xúc tích cực. Bạn cảm thấy ổn định, tự tin, cân bằng, tràn đầy năng lượng, độc lập và mạnh mẽ.

Mantra: ‘Lam’

Các tư thế yoga giúp kích hoạt Luân Xa Gốc: Tư Thế Cái Cây (Vrkshasana) và Tư Thế Quả Núi (Tadasana).

3.2 Svadhishthana Chakra – Luân xa Xương cùng (Sacral Chakra)

Luân xa Xương cùng – Svadhishthana Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng của Luân xa Svadhishthana hay Luân xa xương cùng được tạo thành từ sáu cánh hoa sen, bên trong với một vòng tròn và hình trăng lưỡi liềm. Các vòng tròn và trăng lưỡi liềm tượng trưng cho bản chất tuần hoàn của sự sống, cái chết và sự tái sinh, trong khi 6 cánh hoa miêu tả 6 khía cạnh tiêu cực trong bản chất của chúng ta mà chúng ta cần vượt qua để khai mở luân xa này.

Màu sắc: Cam

Nguyên tố tượng trưng: Nước

Vị trí: Luân xa Svadhishthana, thường được gọi là Luân xa xương cùng, nằm ở vùng bụng dưới, cách rốn khoảng bốn ngón tay. Luân cxa này tượng trưng cho các nhu cầu cơ bản về tình dục, cũng như sự sáng tạo và giá trị bản thân.

Dấu hiệu khi Luân xa xương cùng bị mất cân bằng: Khi Luân xa xương cùng bị mất cân bằng, một người có thể cảm thấy khó chịu, dễ cáu kỉnh về mặt cảm xúc, cảm thấy thiếu năng lượng và sự sáng tạo, cảm thấy bị thao túng hoặc bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về tình dục.

Dấu hiệu của Luân xa xương cùng cân bằng: Khi được cân bằng, nó khiến người ta cảm thấy sôi nổi, hạnh phúc, tích cực, hài lòng, từ bi và trực quan hơn.

Mantra: ‘Vam’.

Các tư thế yoga để kích hoạt Luân xa xương cùng: Tư thế con quạ (Kakasana), Tư thế cái ghế (Utakasana) hoặc các tư thế đứng như Tư thế tam giác (Trikonasana), Chiến binh (Warrior)

3.3 Manipura Chakra – Luân xa Mặt trời (Solar Plexus Chakra)

Luân xa Mặt trời – Manipura Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng Luân xa Mặt trời được kết hợp từ một bông hoa sen mười cánh với một hình tam giác hướng xuống bên trong. Mười cánh hoa tượng trưng cho mười đặc điểm tính cách tiêu cực mà chúng ta phải chinh phục, trong khi hình tam giác là Agni tattva, hay ngọn lửa của năng lượng kundalini, biểu thị sức mạnh bên trong của chúng ta.

Màu sắc: Vàng

Nguyên tố tượng trưng: Lửa

Vị trí: Luân xa Mặt trời nằm khư vực giữa rốn và xương ức. Nó được đặc trưng bởi những cảm xúc như cái tôi, lòng tự tôn, sự phát triển, sự tự do

Dấu hiệu khi Luân xa Mặt trời bị mất cân bằng Sự mất cân bằng của Luân xa Mặt trời có thể được biểu hiện về mặt thể chất như: các vấn đề về tiêu hóa, các vấn đề về gan hoặc bệnh tiểu đường. Ở mức độ cảm xúc, một người có thể có những triệu chứng trầm cảm, thiếu lòng tự tôn, tức giận và chủ nghĩa hoàn hảo.

Dấu hiệu khi Luân xa Mặt trời cân bằng: khi luân xa này cân bằng, chúng ta sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, tự tin, đầy năng suất và tập trung hơn.

Mantra: ‘Ram’.

Các tư thế yoga để kích hoạt Luân xa Mặt trời: Cúi người gập (Paschimottanasana), Rắn hổ mang (Bhujangasana) và Tư thế cây cung (Dhanurasana)

3.4 Anahata Chakra – Luân xa Trái tim (Heart Chakra)

Luân xa Trái tim – Anahata Chakra

Biểu tượng: Trong biểu tượng Luân xa Trái tim được kết hợp bởi hình hoa sen 12 cánh tượng trưng cho mười hai phẩm chất thiêng liêng gắn liền với trái tim, bên trong có hai hình tam giác lồng vào nhau tạo thành sự cân bằng đại diện cho âm và dương

Màu sắc: Xanh lá cây

Nguyên tố tượng trưng: Không khí

Vị trí: Luân xa Trái tim nằm ở vùng ngực, cạnh trái tim. Luân xa này là nơi cân bằng, nó được đặc trưng cho những cảm xúc yêu thương, gắn bó, lòng trắc ẩn, sự tin tưởng và đam mê.

Dấu hiệu khi Luân xa Trái tim bị mất cân bằng: Khi luân này bị mất cân bằng, một người có thể đối mặt với các vấn đề về cảm xúc như tức giận, thiếu sự tin tưởng, nhiều lo lắng, hay ghen tuông, sợ hãi và ủ rũ.

Dấu hiệu khi Luân xa Trái tim cân bằng: Khi luân xa này hài hòa, cân bằng, chúng ta sẽ cảm thấy nhiều lòng trắc ẩn,từ bi, sự quan tâm, cảm giác lạc quan, thân thiện và có động lực hơn.

Mantra: ‘Yam’.

Các tư thế yoga để kích hoạt Luân xa Trái tim: Tư thế nửa cây cầu (Ardha Setubandhasana) và Tư thế con cá (Matsyasana).

3.5 Vishuddha Chakra – Luân xa Cổ họng (Throat Chakra)

Luân xa Cổ họng – Vishuddha Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng của Luân xa Cổ họng được kết hợp từ hình hoa sen 16 cánh bao quanh một hình tam giác ngược chứa một vòng tròn bên trong. Điều này đại diện cho sự phát triển tâm linh và thanh lọc cơ thể, tâm trí và tinh thần.

Màu sắc: Màu xanh

Nguyên tố tượng trưng: Không gian

Vị trí: Như tên gọi, Luân xa Cổ họng nằm ở đáy cổ họng, trùng với tuyến giáp. Luân xa này gắn liền với nguồn cảm hứng, khả năng truyền đạt, niềm tin và khả năng giao tiếp tốt.

Dấu hiệu khi Luân xa Cổ họng bị mất cân bằng: Luân xa Cổ họng bị mất cân bằng, nó có thể biểu hiện bằng sự rụt rè, ít nói, cảm giác yếu ớt hoặc không có khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình.

Dấu hiệu khi Luân xa Cổ họng cân bằng: Khi luân xa này được cân bằng, nó cho ta cảm giác của sự sáng tạo, mong muốn thể hiện bản thân tích cực, giao tiếp mang tính xây dựng và cảm giác hài lòng.

Thần chú: ‘Ham’

Các tư thế yoga kích hoạt Luân xa cổ họng: Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana) và Tư thế cái cày (Halasana).

3.6 Ajna Chakra – Luân xa Con mắt thứ 3 (Third Eye Chakra)

Luân xa Con mắt thứ 3 – Ajna Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng Luân xa Con mắt thứ ba bao gồm một hình tam giác ngược nằm trong một vòng tròn giữa hai cánh hoa sen. Hai cánh hoa và kim tự tháp hướng xuống đều biểu thị trí tuệ, nhấn mạnh vai trò của Luân xa con mắt thứ ba trong hành trình đạt đến nhận thức tâm linh của chúng ta.

Màu sắc: Màu chàm

Nguyên tố tượng trưng: Không có

Vị trí: Luân xa Ajna (phát âm là ‘Agya Chakra’) còn được gọi là Luân xa Con mắt thứ ba, nằm giữa hai chân mày. Luân xa này biểu trung cho trí thông minh, trực giác nhạy bén, cái nhìn sâu sắc và sự hiểu biết về bản thân.

Dấu hiệu khi Luân xa Con mắt thứ 3 bị mất cân bằng: Khi bị mất cân bằng, nó có thể khiến bạn cảm thấy thiếu quyết đoán và sợ thành công, hoặc ngược lại, nó có thể khiến bạn trở nên tự cao tự đại hơn. Sự mất cân bằng có thể biểu hiện bằng các vấn đề về thể chất như đau đầu, mờ mắt và mỏi mắt.

Dấu hiệu khi Luân xa Con mắt thứ 3 bị mất cân bằng: Khi luân xa này hoạt động và cân bằng, một người cảm thấy sôi nổi tự tin và hơn, cả về tinh thần và cảm xúc. Khi không sợ chết, một người trở thành chủ nhân của chính mình và không còn dính mắc với những thứ vật chất xung quanh.

Mantra: Thần chú hạt giống (beej thần chú) của Ajna Chakra là ‘Om’.

Các tư thế yoga kích hoạt Luân xa Con mắt thứ ba: Các tư thế đảo ngược như đứng bằng đầu (Shirshasana), Thăng bằng trên cánh tay (Pincha Mayurasana), Thăng bằng tay (Adho Mukha Vrksasana)

3.7 Sahastrara Chakra –Luân xa Đỉnh đầu (Crown Chakra)

Luân xa Đỉnh đầu – Sahastrara Chakra

Biểu tượng: Biểu tượng Luân xa vương miện được miêu tả là một vòng gồm một nghìn cánh hoa sen bao quanh một hình tam giác ngược. Điều này tượng trưng cho sự gia tăng năng lượng thiêng liêng vào Luân xa vương miện, mang lại sự giải thoát và giác ngộ tâm linh.

Màu sắc: Trắng Tím

Nguyên tố tượng trưng: Không có

Vị trí: Sahastrara hoặc Luân xa Đỉnh đầu nằm ở đỉnh đầu. Luân xa thứ bảy là trung tâm của tâm linh, thể hiện cho sự giác ngộ, cho những tư tưởng và năng lượng đầy năng động. Nó cho phép dòng trí tuệ chảy vào bên trong và mang lại món quà là ý thức vũ trụ.

Dấu hiệu khi Luân xa Đỉnh đầu bị mất cân bằng: Khi luân xa này bị mất cân bằng, một người có thể thường xuyên phải chịu đựng cảm giác thất vọng, u sầu và cảm giác bị phá hoại, tiêu cực.

Dấu hiệu khi Luân xa Đỉnh đầu cân bằng: khi luân x này cân bằng, chúng ta sẽ có cảm giác thấu hiểu tâm linh, cảm giác được sự bình an bên trong, có cái nhìn rõ ràng về thế giới.

Mantra: ‘Aum’.

Các tư thế yoga kích hoạt Luân xa Đỉnh đầu: Các tư thế đảo ngược như đứng bằng đầu (Shirshasana), Thăng bằng trên cánh tay (Pincha Mayurasana), Thăng bằng tay (Adho Mukha Vrksasana)

4. Các luân xa có ảnh hưởng tới sức khỏe con người?

Luân xa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và các tuyến của từng khu vực cụ thể trên cơ thể chúng ta. Do vậy, các luân xa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe, trạng thái tinh thần và mối quan hệ của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Dựa trên các yếu tố khác nhau như lối sống, môi trường xung quanh, trải nghiệm trong quá khứ, v.v., các luân xa có thể được cân bằng hoặc mất cân bằng.

Nếu một luân xa bị mất cân bằng, nó sẽ ở trong trạng thái hoặc hoạt động qua ngưỡng hoặc dưới ngưỡng. Hoạt động dưới ngưỡng là khi luân xa không đủ năng lượng hoặc bị suy giảm. Tương tự như vậy, một luân xa đang quá ngưỡng có nghĩa là có quá nhiều năng lượng chảy vào khu vực cụ thể đó.

Thông qua bài viết này, mình hy vọng mang tới các bạn các thống tin cơ bản về 7 luân xa chính trên cơ thể chúng ta. Mình hy vọng phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về luân xa là gì, cũng như chức năng của từng luân xa riêng biệt trên cơ thể. Mình hy vọng các bạn có thể chú ý quan sát và có thể nhận ra khi một trong các luân xa này bị mất cân bằng. Từ đó, bạn sẽ có thể phần nào chủ động điều chỉnh để có một cơ thể và một tinh thần khỏe mạnh.

Thương,

Chi

Nguồn: Tham khảo Arhanta Yoga

Leave a comment