1. Yoga là gì?
Yoga có nguồn gốc từ chữ ‘yuj’ trong tiếng Phạn là, có nghĩa là ‘kết nối’, hoặc ‘hợp nhất’. Vậy ý nghĩa của yoga là gi? Yoga hướng tới sự hợp nhất giữa nhận thức cá nhân (bao gồm cơ thể, tâm trí, linh hồn) và nhận thức vận vật xung quanh. Quá trình này giúp cho mỗi yogis có thể trải nghiệm sâu được những trạng thái của tự do, bình an và nhận thức bản thân
Yoga là hệ thống thực hành cổ đại. Hệ thống này kết hợp của các tư thế tập luyện, sự tập trung, và kĩ thuật hơi thở. Chuỗi bài tập yoga thông thường sẽ giúp bạn nâng cao sức bền, sự khỏe mạnh, dẻo dai và bình tâm,
2. Cha đẻ của Yoga là ai?
Patanjali, được biết đến như là “Cha đẻ của Yoga”. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc đưa những giáo lý yoga đến gần hơn tới xã hội. Patanjali đã viết ra Yoga Sutras. Bao gồm 196 chương (Sutra’s), giải thích về việc thực hành và con đường đạt đến sự hợp nhất (Yoga).
Mỗi Sutra’s đều rất ngắn gọn và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa.
Dựa vào vị trí của người khao khát tâm linh trên con đường của chính mình, họ sẽ diễn giải Sutras khác nhau
Từ “Sutra” có nghĩa là sợi chỉ. Theo nghĩa này, Patanjali muốn cho chúng ta những sợi chỉ. Từ đó, chúng ta sẽ tự dệt nên tấm vải của mình. Mỗi giáo viên dạy triết học Yoga cũng sẽ mượn những sợi chỉ này từ Patanjali để dệt vải của riêng họ. Mỗi miếng vải được tạo nên từ việc thực hành tâm linh và trải nghiệm sống của họ.
“Yoga là quá trình kiểm soát sự thay đổi của tâm trí”.
Patanjali coi tâm trí như một máy chiếu. Nó tạo ra thực tế của chúng ta. Nhận thức của chúng ta bị phá vỡ. Nó được trải mỏng, theo nhiều hướng khác nhau. Một số nhận thức của chúng ta bị khóa trong quá khứ (ký ức) và một số trong tương lai.
Tâm trí của chúng ta mất khả năng bẩm sinh để nhận thấy thực tế như nó thực sự mong muốn. Điều này là do tâm trí tự nó không chắc chắn về những gì nó thực sự mong muốn. Khi tâm trí loại bỏ những phiền nhiễu này và có thể tự tập trung, ta sẽ có được một sức mạnh to lớn
Theo nghĩa này, Yoga là quá trình thu thập những mảnh vỡ trong nhận thức / tâm lý của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu thống nhất tâm trí của mình, khi đó chúng ta bắt đầu kiểm soát tâm trí của mình thay vì bị tâm trí điều khiển. Khi tâm trí có được trạng thái tĩnh lặng này, nhận thức về Linh hồn (Atman) trở nên rõ ràng.
3. Mục tiêu của yoga là gì?
Yoga là một quá trình thiền định nhằm khám phá và giải phóng bản thân. Đây là một bộ bài tập đa dạng các phương pháp thực hành nhằm mục đích kiểm soát tâm trí. Từ đó nhận ra ý thức tách rời và giải phóng bản thân khỏi vòng sinh tử.
Yoga dạy chúng ta nhìn rõ bản thân, hiểu được đâu là sự thật về con người của chính mình, và buông bỏ bất cứ thứ gì không phục vụ chúng ta. Nó giúp chúng ta nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin của mình và thay đổi chúng khi chúng không còn phục vụ chúng ta nữa. Yoga giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống và để sống trọn vẹn hơn.
Yoga cho phép chúng ta chuyển hóa và thanh lọc cơ thể, tâm trí và linh hồn. Nó mở rộng ý thức của chúng ta. Từ đó, giúp chúng ta kết nối với thiên nhiên và vũ trụ xung quanh. Nó cũng cho phép chúng ta tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực bên trong để dạy chúng ta về nhận thức bản thân, chấp nhận, từ bi, kiên nhẫn, biết ơn, tha thứ, khiêm tốn, tình yêu, hòa bình và niềm vui.
4. 8 nhánh của Yoga
Patanjali đưa ra những nguyên tắc cơ bản của triết lý và thực hành yoga trong văn bản kinh điển của ông – Yoga Sutras. Ông mô tả tám (08) nhánh hay được coi như 08 bước để đạt được mục tiêu của việc luyện tập. Mỗi nhánh là một bài thực hành thể chất, tinh thần hoặc tâm trí được xây dựng dựa trên nhau. 08 nhánh này lần lượt là
- Yamas – Các quy tắc đạo đức đối xử với thế giới bên ngoài
- Niyamas – Sự quan sát và thực hành vào bên trong bản thân người thực hành yoga. Cũng có thể được coi như quy tắc đạo đức đối xử với bản thân mình của mỗi người.
- Asana – Tư thế
- Pranayama – Bài thực hành kĩ thuật thở
- Pratyahara – Sự thu hồi các giác quan khỏi những phân tán của thế giới bên ngoài
- Dharana – Sự tâm trung tinh thần và trí óc vào một điểm duy nhất
- Dhyana – Thiền định, sự duy trì khả năng tập trung vào một điểm duy nhất
- Samadhi – Trạng thái tối cao của thiền định. Đây là một trạng thái không bị quấy rầy bởi ham muốn, giận dữ hay bất kỳ suy nghĩ hay cảm xúc nào khác do bản ngã tạo ra. Đây là một trạng thái bình tĩnh vui vẻ, hoặc thậm chí là sung sướng và hạnh phúc, trong đó một người duy trì được sự tỉnh táo và nhạy bén về mặt tinh thần.
Yoga không chỉ là bài tập về thiền định, mà nó còn là một triết lý sống hoàn chỉnh. Đó là một phương pháp kết nối với chân lý cao nhất trong mỗi chúng ta. Yoga giúp ta sống có chủ đích và đưa ra những lựa chọn phục vụ lợi ích cao nhất cho mình. Thông qua yoga, chúng ta quay trở lại bản chất thực sự của mình, khi chúng ta bóc tách từng lớp thể trạng sức khỏe và thói quen. Mỗi lần chúng ta đứng trên thảm tập yoga hoặc ngồi trên đệm thiền, chúng ta có cơ hội khám phá ra con người thật của mình. Và chúng ta bắt đầu hiểu được bản chất thực sự của cuộc sống
Nguồn: Tham khảo House of Om / Yoga Baics